×
MENU ×

Tin Tức Sự Kiện

HỘI THẢO "HOÁ HỌC XANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP"

Cục Hóa chất, UNDP và Ban Quản lý Dự án HHX phối hợp với Công ty Cổ phần Sơn Nishu tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến Hóa học xanh”.

1. Địa điểm và thời gian dự kiến

Thời gian: Ngày 18 tháng12 năm 2020

Địa điểm: Blue Lotus Center, 66 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

2. Nội dung chương trình

Dự án: Áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm thiểu việc phát thải sử dụng các hóa chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và hóa chất nguy hại”

Cục Hóa Chất phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc thực hiện Dự án “Áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm thiểu việc sử dụng và giảm phát thải các hóa chất hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. Mục tiêu chính của Dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu Hóa học xanh (HHX) và những ứng dụng HHX cho các ngành sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất thuộc danh mục kiểm soát của Công ước Stockholm và Công ước Minamata.

Một trong những hoạt động chính của dự án đó là hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cũng như nhận thức của doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến và bảo vệ môi trường. 

Hóa Học Xanh (HHX) được định nghĩa là “Sự thiết kế các sản phẩm hóa học và quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ việc sử dụng và tạo ra các chất độc hại’’.

Cách tiếp cận hóa học xanh đã được chuẩn hóa theo 12 nguyên tắc chung: Ngăn chặn chất thải (1); Tối đa hóa kinh tế nguyên tử (2); Phương pháp tổng hợp hóa học ít nguy hại (3); Thiết kế hóa chất và sản phẩm an toàn hơn (4); Sử dụng dung môi và điều kiện phản ứng an toàn hơn (5); Sử dụng năng lượng hiệu quả (6); Sử dụng nguyên liệu tái sinh (7); Giảm thiểu các dẫn xuất (8); Sử dụng xúc tác ở mức cao hơn so với đương lượng các chất phản ứng (9); Hóa chất và sản phẩm có thể phân hủy sau khi sử dụng (10); Phân tích thời gian hữu ích để ngăn ngừa ô nhiễm (11); Giảm thiểu các sự cố (12).

Trong quá trình triển khai Dự án, Công ty Cổ phần Sơn Nishu đã được lựa chọn là một trong hai đơn vị thực hiện hoạt động trình diễn Hóa học xanh để chứng minh tính hiệu quả của Dự án trong việc giảm thiểu việc sử dụng POPs cũng như các hóa chất nguy hại khác. Đây là mô hình được xây dựng để từng bước nhân rộng.

Dựa trên định nghĩa bởi Ủy ban Châu Âu, Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR) là một khái niệm mà theo đó các công ty tự nguyện đóng góp cho một xã hội tốt hơn và một môi trường sạch hơn. Theo cách hiểu này, các công ty cần tích hợp các mối quan tâm về xã hội, môi trường, quyền con người, đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh và trong tương tác với các bên liên quan của họ trên cơ sở tự nguyện.

Các biện pháp khởi xướng CSR được đề xuất có thể tập trung nhiều hơn vào những nội dung này hay nội dung khác theo từng bên có lợi ích liên quan như sau:

CSR cho người lao động: Đảm bảo tuyển dụng và thăng chức có đạo đức, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng cho phụ nữ và nam giới ở mọi cấp độ, thúc đẩy cơ hội việc làm, bảo đảm sự riêng tư và an toàn cho người lao động..;

CSR cho người tiêu dung và khách hàng: Cung cấp các sản phẩm chất lượng làm bằng nguyên vật liệu an toàn, không độc hại với giá cả hợp lý; thực hiện nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo và hữu ích hơn theo thời gian;

CSR cho nguồn cung cấp (ví dụ cung cấp nguyên liệu tái chế): Trả giá cạnh tranh cho các nguồn cung cấp; đảm bảo bền vững cho nhà cung cấp thay vì lợi dụng các nguồn cung cấp này; cung cấp giáo dục cho các nguồn cung cấp nhằm mục đích tạo ra nguyên liệu tốt và an toàn hơn;

CSR cho xã hội: Thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng và phát triển khu vực, tập trung vào khu vực nơi nhà máy hoặc nguồn cung cấp (ví dụ trong trường hợp bột giấy và giấy) được đặt;

CSR cho môi trường và sức khỏe: Đảm bảo mua nguyên liệu an toàn đối với môi trường và xã hội. Tránh đảo lộn đa dạng sinh học. Đảm bảo quy trình sản xuất không ô nhiễm. Đảm bảo tính minh bạch trong giao tiếp về thông tin môi trường. Ủng hộ đóng gói thân thiện với môi trường. Cuối cùng, tạo ra sản phẩm và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường tối đa, với trọng tâm hướng tới việc tình nguyện tham gia quy trình Hóa Học Xanh, được coi là tham gia một phần vào chính sách CSR của một công ty.

3. Mục tiêu chính của buổi hội thảo

  • Hỗ trợ thực hiện những sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến Hóa học xanh trong việc chung tay vì cộng đồng và bảo vệ môi trường;

  • Truyền thông, tập huấn nhằm nâng cao ý thức, đề xuất các biện pháp liên quan đến bất kỳ nguyên tắc Hóa học xanh nào trong sản xuất, mua sắm, quản lý chuỗi cung ứng hoặc các chức năng khác của công ty;

  • Tìm hiểu về những kinh nghiệm về CSR tại Việt Nam;

  • Giới thiệu về Nishu và một số hoạt động liên quan đến CSR tại Công ty Nishu;

  • Thảo luận và thu thập ý kiến đóng góp về các nhu cầu liên quan đến đào tạo về nâng cao nhận thức và áp dụng HHX tại các doanh nghiệp Sơn-mực in;

  • Trình bày một số thực trạng về hệ thống xử lý nước thải tại các doanh nghiệp sơn quy mô vừa và nhỏ.

4. Kết quả dự kiến

  • Tối thiểu 65 người được đào tạo về CSR;

  • Các hoạt động CSR tại Công ty Nishu;

  • Các ý kiến đóng góp về nội dung chương trình tập huấn, và các bài giảng, được thu thập làm căn cứ để hoàn thiện các tài liệu về nâng cao nhận thức và chương trình CSR tại doanh nghiệp.

 

icon icon icon
Thông báo