×
MENU ×

Chia Sẻ Kinh Nghiệm

Sơn nước là gì? Thành phần sơn nước? Quy trình sản xuất sơn nước

Sơn nước là gì? Thành phần sơn nước như thế nào? Quy trình sản xuất dòng sơn này ra sao? Chọn mua hãng sơn nào uy tín, chất lượng, giá tốt? Đó là câu hỏi phân vân của rất nhiều khách hàng. Hiểu rõ điều này chúng tôi chia sẻ đầy đủ thông tin dưới đây bạn nên tham khảo nhé!

Sơn nước là gì


 
Sơn nước giúp làm đẹp ngôi nhà của bạn

Sơn nước trong tiếng Anh gọi là Water Paint. Đây vốn là một hỗn hợp đồng nhất gồm chất tạo màng, bột độn, dung môi, bột màu cùng một số phụ gia khác. Sơn nước khi phủ lên bề mặt sẽ tạo thành một lớp màng kết dính mỏng giúp trang trí và bảo vệ bề mặt vật chất ở bên trong.

Thành phần sơn nước gồm những gì


 
Sơn nước - hỗn hợp gồm nhiều thành phần

Sơn nước được cấu thành từ những thành phần chính sau đây:

Chất tạo màng

Chất tạo màng hay còn gọi là chất kết dính. Nó là dung dịch nhũ tương từ các sợi polymer với chức năng chính là liên kết các hợp chất khác lại với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Tính chất của chất tạo màng là kết dính tốt, độ bền cơ học cao, có độ bóng và tính chống thấm nước tốt. Nó chiếm từ 10 đến 60% thành phần của sơn

Bột màu

Bột màu là những hạt mịn với màu sắc khác nhau giúp màng sơn có màu sắc như ý muốn. Tính chất của loại bột này là không hòa tân nhưng có khả năng phân tán trong chất tạo màng, nước, dung môi.

Bột màu chiếm tỉ lệ từ 1% đến 10% trong thành phần sơn. Hiện nay có hai loại bột màu được sử dụng để sản xuất sơn nước: màu vô cơ tức màu tự nhiên (tông màu hơi tối nhưng độ phủ cao và rất bền màu. Còn màu hữu cơ tức màu tổng hợp màu sắc tươi tắn nhưng độ bền và độ phủ không sánh bằng màu vô cơ.

Bột độn

Bột độn được sử dụng trong sơn vừa có chức năng tăng cường một số tính chất nhất định của sơn vừa giúp hạ giá thành sản phẩm. Sự tham gia của bột độn giúp sơn mượt hơn, bóng hơn, màng sơn đạt độ cứng cao hơn. Mặt khác, chất liệu này sẽ hỗ trợ việc thi công hiệu quả, kiểm soát độ lắng của sản phẩm.

Bột độn thường dùng trong sơn nước có thể kể đến như: Kaoline, Calcium, Oxide titan, Talc, Carbonate… Tính chất của nguyên liệu này là không hòa tan nhưng phân tán trong chất tạo màng, trong nước và trong dung môi. Tỉ lệ chiếm từ 30% đến 50% thành phần sơn.

Phụ gia sơn

Chất phụ gia trong sơn giúp sơn đạt độ đặc cần thiết, giúp sơn không bị lắng khi bảo quản.Tỉ lệ phụ gia chiếm từ 1 đến 10% thành phần sơn tùy thuộc vào dòng sơn, thương hiệu sơn.

Dung môi sơn

Đây là dung dịch chuyên dụng dùng để pha sơn nhằm tạo độ nhất cần thiết, tăng độ phủ lên bề mặt tường. Tính chất nổi bật của dung môi là không hòa tan, phân tán trong chất tạo màng, trong nước và trong dung môi. Chiếm tỉ lệ 30% đến 50% thành phần của sơn.

Quy trình sản xuất sơn nước bạn nên biết

Để tạo ra sơn nước người ta phải tiến hành theo đúng quy trình nghiêm ngặt sau:

- Ủ muối: Bỏ tất cả nguyên liệu gồm: bột độn, bột màu, phụ gia, dung môi, chất tạo màng vào thùng ủ và khuấy với tốc độ thấp. Nguyên liệu ủ trong vài giờ để tạo thành một hỗn hợp hơi nhão.

- Nghiền sơn: Người ta sẽ đưa hỗn hợp vừa ủ vào máy nghiền để tạo ra dung dịch sơn dưới dạng lỏng. Dựa theo yêu cầu về độ nhớt mà người ta sẽ chọn loại máy nghiền đứng hoặc máy nghiền ngang.

Khi nghiền sơn cần dùng nước lạnh từ 5 độ C đến 7 độ C. Như thế vừa đảm bảo hỗn hợp không bị nóng quá lại hạn chế được tình trạng dung môi bay hơi làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn.

- Pha sơn: Sau khi hoàn thành công đoạn nghiền sẽ chuyển sang giai đoạn pha chế. Việc pha chế giúp bổ sung chất tạo màng, dung môi, phụ gia để tăng thêm các tính năng cần thiết khác cho sơn.

- Lọc sơn: Đây là bước quan trọng giúp loại bỏ tạp chất trong sơn như: nước thải, cặn sơn ra bên ngoài. Đến khi hỗn hợp đạt độ đồng nhất cần thiết thì chuyển sang giai đoạn đóng gói sản phẩm.

- Đóng gói: Để đảm bảo an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, giai đoạn đóng gói thường sử dụng dây chuyền tự động để hoàn thành. Thùng đựng sơn sẽ có nhiều dung tích khác nhau, thùng làm bằng nhựa, được khắc in logo, hình ảnh của từng công ty sản xuất sơn riêng.

Cách bảo quản sơn nước

Sơn nước là gì hẳn bạn đã có câu trả lời. Tuy nhiên, sau khi dùng sơn nước còn dư nên bảo quản như thế nào hẳn nhiều khách hàng chưa biết? Theo chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia:

- Sơn sau khi dùng còn dư thừa cần đặt thẳng đứng trên bề mặt cân bằng
- Đậy thùng sơn thật kín để tránh hiện tượng bay hơi làm mất tính chất vốn có của sơn.
- Bảo quản sơn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với nơi có nhiệt độ cao.

Sơn nước là gì không khó để có câu trả lời. Nên chọn dòng sơn nào chất lượng tốt, giá phải chăng mới thực sự khó? Sơn Nishu với hơn 15 có mặt trên thị trường rất đáng để bạn trao gửi niềm tin. Để có thông tin cụ thể hơn về sản phẩm bạn vui lòng liên hệ theo số hotline: 1900.54.55.50 sẽ đươc phục vụ tận tình, chu đáo.

icon icon icon
Thông báo