Yêu cầu thiết lập quyền nghi file (Sitemap.xml) Những lỗi sơn tường thường gặp [nguyên nhân và cách khắc phục]
×
MENU ×

Chia Sẻ Kinh Nghiệm

Những lỗi sơn tường thường gặp [nguyên nhân và cách khắc phục]

Sơn tường tưởng chừng như là một công việc đơn giản tuy nhiên nếu bạn không tuân thủ đúng quy trình sơn, cách sơn thì sẽ thường gặp phải các lỗi như dưới đây

#1.Hiện tượng lớp sơn không đều màu.

Sau khi thi công xong, trên tường xuất hiện những mảng sơn màu sắc không đồng đều như đậm nhạt, dày mỏng khác nhau, hoặc có những vết loang màu.

  • Nguyên nhân:

- Sử dụng loại sơn kém chất lượng, độ che phủ không cao

- Pha sơn không đúng tỷ lệ hoặc lần pha sau không giống với lần pha đầu tạo ra 2 màu khác nhau

- Trộn sơn không đều

- Khi dặm lại sơn không đúng cách, không dùng đúng loại sơn, màu sơn trước để dặm lại

- Tiến hành lăn sơn không đúng quy trình, không sơn đủ lớp, kỹ thuật lăn sơn không tốt, lực lăn không đều,

- Bề mặt tường không được làm nhẵn, phẳng trước khi sơn.

  • Cách khắc phục:

- Làm sạch bề mặt tường sau đó sơn một hoặc hai lớp phủ màu có độ che phủ cao lên trên. Lưu ý lựa chọn đúng mã sơn đã dùng trước đó.

- Thi công theo đúng quy trình và pha sơn theo dung tỷ lệ ( đọc kỹ hướng dẫn được ghi trên bao bì sản phẩm)

- Dùng sản phẩm có chất lượng cao, độ che phủ tốt

- Đối với loại sơn có độ bóng cao cần làm sạch tường để tường được bằng phẳng và hạn chế việc dặm đi dặm lại sơn đối với loại sơn bóng.

sơn không đều màu

#2.Hiện tượng lớp sơn bị ố vàng

Biểu hiện đó chính là việc tường xuất hiện những vệt vàng lớn nhỏ, loang lổ khắp tường.

  • Nguyên nhân:

- Trong cát có lẫn tạp chất chứa các thành phần như oxit sắt Fe2O3, vụn gỗ, sỏi. những thành phần này khi gặp môi trường ẩm, phản ứng với sơn sẽ tạo ra kết tủa vàng đỏ gây những mảng ố vàng lan rộng khắp tường.

- Bên cạnh đó trong quá trình thi công không cẩn thận có thể  dính tạp chất

- Khói nhang ở khu vực bàn thờ và khói do nấu nướng ở khu vực bếp cũng là nguyên nhân gây ố vàng tường.

- Khi tường bị nứt dễ đọng lại nước mưa gây ố vàng

  • Cách khắc phục:

- Cách 1: Trường hợp tường nhà bạn bị những vết ố vang lan rộng với diện tích lớn thì bạn nên dóc tường đi và trát lại sau đó sơn lại.

- Cách 2: Bạn có thể sử dụng một lớp sơn gốc dầu để quét lên bề mặt sơn ố vàng, sau đó tiến hành sơn lại bằng sơn nước.

- Cách 3: Tiến hành sơn một lớp chống thấm lên bề mặt tường bị ố vàng

- Cách 4: Với trường hợp vết ố vàng không quá lớn ta có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa Javen. Dùng cọ quét dung dịch Javen lên chỗ bị ố vàng.

- Cách 5: Sử dụng hỗn hợp Baking soda và giấm ăn pha theo tỉ lên 2:1 sau đó thoa lên phần bị ố vàng đợi khoảng 15-20p dùng khắn lau sạch đi vết ố.

Lớp sơn bị ố vàng

#3.Hiện tượng lớp sơn bị rạn nứt

Biểu hiện của trường hợp này đó là lớp sơn bị khô và nứt ra. Có thể ban đầu chỉ là những vết nứt nhỏ sau đó sẽ nhiều hơn và bong ra.

  • Nguyên nhân:

- Do tường bị nứt bên trong khiến cho lớp sơn cũng bị nứt

- Lớp sơn được sơn quá dày hoặc quá mỏng không đạt chuẩn

- Công đoạn làm sạch tường trước thi công sơn chưa được cẩn thận.

- Sử dụng loại sơn kém chất lượng

  • Cách khắc phục:

- Đối với trường hợp tường bị nứt bên trong: trước hết cần sửa chữa các vết nứt bên trong tường bằng bột trét, làm phẳng tường sau đó sử dụng loại sơn chuyên dụng cho tường nứt

-  Đối với trường hợp lớp sơn ngoài tự nứt: Loại bỏ toàn bộ lớp sơn cũ, xử lý thật sạch tường trước khi sơn. Tiến hành sơn 1 lớp lót, 2 lớp phủ màu, thục hiện sơn đúng quy trình để lớp sơn được đẹp. bám dính tốt.

- Dù là trường hợp nào thì cũng nên lựa chọn sử dụng một loại sơn chất lượng

Tường bị rạn nứt

#4.Hiện tượng lớp sơn bị bong tróc

Biểu hiện của trường hợp này là tường bị bong ra từng mảng rơi rớt xuống dưới gây mất thẩm mỹ.

  • Nguyên nhân:

- Thi công sơn khi bề mặt tường chưa khô

- Do bị va chạm khiến cho tường bị bong tróc

- Chưa làm sạch bề mặt tường trước khi sơn

  • Cách khắc phục:

- Trường hợp tường bị bong tróc nhiều thì cần phải dóc hết lớp sơn cũ đi sau đó xử lý bề mặt tường thật sạch, mịn màng để sơn lại lớp sơn mới.

- Nếu do va quệt thì chỉ cần dặm lại bằng bột trét

Lớp sơn tường bị bong tróc

#5.Hiện tượng lớp sơn bị nhăn

Biểu hiện thường là lớp sơn bị dúm dó, nhăn nheo, sần xùi, dễ dàng bóc ra được, và khi bóc ra sẽ thấy tường rất ẩm.

  • Nguyên nhân:

- Lớp sơn được thi công quá dầy khiến khó khô gây tình trạng nhăn nhúm

- Thi công sơn vào thời tiết nắng gắt làm cho lớp sơn bên ngoài khô nhanh nhưng lớp sơn bên trong lại chưa được khô

- Cũng có thể do thi công khi thời tiết lạnh, lớp sơn trong sẽ lâu khô hơn lớp sơn bên ngoài

  • Cách khắc phục:

- Loại bỏ đi lớp sơn hỏng và xử lý bề mặt tường sạch sẽ

-  Không nên sơn các lớp sơn quá dầy, các lớp sơn nên mỏng và chú ý sơn đều tay

- Thực hiện sơn đúng thời gian khô chuyển tiếp giữa các lớp sơn

Lớp sơn tường bị nhăn

#6.Hiện tượng lớp sơn bị rỗ

  • Có 2 biểu hiện thường thấy:

- Tường xuất hiện các vết lõm li ti dày đặc

- Tường xuất hiện các hạt nhỏ nổi đầy trên mặt lớp sơn

  • Nguyên nhân:

- Trường hợp vết lõm:

+ Thi công lăn sơn nhanh với màng sơn quá mỏng khiến sơn bị hút vào tường tạo thành những lỗ nhỏ li ti

+ Dùng con lăn quá cũ lông bị ngắn và rụng

+ Pha sơn không đúng cách khiến sơn bị loãng tạo nhiều bọt khí

-Trường hợp lớp sơn nổi các hạt li ti:

+ Sơn bị lẫn những vụn sơn khô

+ Bụi bẩn bám vào khi thi công sơn hoặc bụi bẩn trên tường chưa được xử lý sạch sẽ trước khi sơn. Hoặc bụi bẩn từ dụng cụ sơn cũ chưa được vệ sinh sạch sẽ từ lần sơn trước

- Xử lý bề mẳ sơn chưa tốt

  • Cách khắc phục:

- Loại bỏ lớp sơn cũ và làm sạch tường

- Thi công sơn theo đúng quy trình

Lớp sơn tường bị rỗ

#7.Hiện tượng lớp sơn bị phồng rộp

Biểu hiện trên tường xuất hiện những mảng sơn bị phồng lên và sau đó sẽ bị bong tróc

  • Nguyên nhân:

- Sơn kém chất lượng khiến độ bám dính không tốt, màng sơn có tính thở kém

- Tường ẩm/nhiều hơi ẩm khiến cho lớp sơn bị đẩy phồng ra ngoài

- Lớp sơn bị nứt khiến cho nước chảy vào cũng khiến cho lớp sơn bị phồng

- Khi thi công sơn mặt tường quá nóng

  • Cách khắc phục:

- Loại bỏ toàn bộ lớp sơn bị hư hỏng. Sau đó để tường được khô hoàn toàn ( 3-6 tuần)

- Làm sạch bề mặt tường, xử lý các vết nứt (nếu có)

- Tiến hành sơn lại: 1 lớp lót, 2 lớp phủ màu

Lớp sơn tường bị phồng

#8.Hiện tượng lớp sơn bị “da cá sấu”

Biểu hiện là tường xuất hiện những vết rạn trông giống như vẩy cá sấu.

  • Nguyên nhân:

- Sử dụng loại sơn kém chất lượng không có độ đàn hồi, quá cứng hoặc quá giòn

- Thợ thi công sơn không tuân thủ đúng khoảng cách thời gian sơn các lớp sơn, lớp sơn cũ còn chưa khô đã sơn tiếp lớp mới

- Lớp sơn gốc dầu bị lão hóa do sự thay đổi bất thường của nhiệt độ làm mất sự đàn hồi của lớp sơn

  • Cách khắc phục:

- Loại bỏ lớp sơn cũ đã hỏng bằng các dụng cụ chuyên dụng như bàn chà nhám/giấy nhám

- Sử dụng sơn lót và sơn phủ màu chất lượng cao sau đo tiến hành sơn lại cho bức tường

Lớp sơn tường bị da cá sấu

#9.Hiện tượng lớp sơn bị chảy

Biểu hiện là lớp sơn trên mặt tường không được bằng phẳng mịn màng xuất hiện những vệt nước chảy khiến tính thẩm mỹ của bức tường không cao

  • Nguyên nhân:

- Pha sơn loãng không đúng theo tỷ lệ nhà sản xuất ghi trên bao bì

- Kỹ thuật lăn sơn kém, không đều tay chỗ ít chỗ nhiều

- Thi công sơn vào lúc thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm

- Sử dụng loại sơn kém chất lượng

- Sử dụng nhiều loại sơn khác nhau chất lượng không đồng đều

  • Cách khắc phục:

- Dùng dao cạo chuyên dụng để loại bỏ chỗ sơn bị chảy

- Tiến hành thi công sơn lại, lựa chọ thời điểm thi công thích hợp, sử dụng sơn lót và sơn phủ màu chất lượng tốt để sơn có thể bám dính tốt trên bề mặt tường.

Lớp sơn bị chảy

#10.Hiện tượng lớp sơn bị nấm mốc

  • Nguyên nhân:

- Tường nằm ở vị trí ẩm ướt

- Hệ thống nước trong nhà bịu rò rỉ cũng khiến cho phần tường chỗ đó bị ẩm mốc

- Quá trình thi công sơn chưa đảm bảo đúng kỹ thuật, quy trình, trộn sai tỷ lệ vữa/hồ

- Vật liệu sử dụng chưa đảm bảo chất lượng

- Không sơn chống thấm cho nhà

  • Cách khắc phục:

- Nếu tình trạng mốc nhẹ: Sử dụng javen để tẩy hoặc các chất tẩy mốc khác

- Nếu tình trạng nấm mốc nhiều: thì phải tiến hành sơn lại . trước khi tiến hành sơn lại cần phải loại bỏ toàn bộ phần tường mốc sau đó sử dụng sơn lót, sơn chống mốc và sơn phủ màu.

Tường bị nấm mốc

#11.Hiện tượng lớp sơn bị bay màu

Biểu hiện thường là sau khi sơn một thời san khu vực tường ngoài trời xuất hiện những mảng sơn nhạt màu hơn, khiến cho tường chỗ đậm chỗ nhạt .

  • Nguyên nhân:

- Sử dụng sai loại sơn như sử dụng sơn nội thất thay cho sơn ngoại thất khi thi công tường ngoài trời

- Sử dụng sơn có chất lượng thấp

- Không sử dụng loại sơn lót chống kiếm hoặc sử dụng loại sơn lót kém chất lượng

- Sử dụng những màu dễ bị ảnh hưởng của tia UV như các màu: đỏ tươi, vàng tươi, xanh đậm

  • Cách khắc phục:

- Nếu nguyên nhân là do không sử dụng sơn lót chống kiềm thì nên loại bỏ lớp sơn hỏng sau đó sử dụng lớp lót chống kiềm chất lượng và sơn phủ màu, lưu ý sử dụng sơn ngoại thất cho thi công ngoài trời

- Nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng của tia UV thì ta chỉ cần sơn lại bằng 2 lớp sơn phủ màu có chất lượng cao

Sơn bị bay màu

#12.Hiện tượng màng sơn độ che phủ kém

Biểu hiện đó là khi sơn xong lớp sơn không che phủ được hết nền tường, có thể nhìn tấy được rõ bề mặt tường hoặc lớp sơn nền phía trong

  • Nguyên nhân:

-  Sử dụng loại sơn kém chất lượng độ che phủ kém

- Pha sơn không đúng cách khiến sơn bị loãng

- Tiến hành thi công sơn không đều tay, sơn ít lớp

- Bề mặt tường chưa được xử lý sạch khiến cho sơn không bám vào được

  • Cách khắc phục:

Làm sạch bề mặt tường sau đó thực hiện sơn lại tường với 1-2 lớp sơn phủ chất lượng có độ che phủ cao

icon icon icon
Thông báo